Khảo sát về động đất và an toàn thuỷ điện sông tranh 2 (quảng nam):
Thiếu thiết bị, khảo sát như đoán mò
LĐ, Thứ tư 12/09/2012 06:00
Kết quả quan trắc từ
Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu
VN (IGP) - có ít nhất 12 trận động đất xảy ra tại Trà My, xung quanh hồ
thủy điện Sông Tranh 2. Tuy nhiên, ghi nhận của máy đo gia tốc của Tập
đoàn Điện lực VN (EVN) thì khu vực này đã xảy ra trên 60 trận động đất,
trong đó có 4 trận lớn.
Các nhà khoa học lại tay không kiểm tra hiện trường ngày 11.9. Ảnh: T.T.Thư |
Khảo sát bằng... tay không
Trả lời PV Lao Động ngày 11.9, PGS-TS Nguyễn Hồng Phương - Phó GĐ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần VN - thừa nhận, hiện trung tâm chỉ có 25 trạm đo địa chấn, ghi nhận động đất đặt rải rác toàn quốc, vì vậy chỉ ghi nhận được những trận động đất lớn.
Mặt khác nhiệm vụ được giao cũng chỉ ghi nhận, thông báo toàn quốc đối với những trận động đất trên 3,5 độ ríchte. Vì thế, kết quả ghi nhận từ trung tâm này cộng với kết quả các máy đo gia tốc của EVN (đặt tại thủy điện Sông Tranh 2) chỉ có 12 trận động đất.
Thực tế, kể từ đầu năm 2011 đến nay, khu vực này đã xảy ra trên 60 trận động đất. Trong đó có 2 trận lớn xấp xỉ 3,4 độ ríchte vào năm 2011 và 2 trận lớn xấp xỉ 4,2 độ ríchte vào tháng 9.2012. Theo TS Phương, các trận động đất dù nhỏ, nhưng đó là những số liệu quan trọng, giúp các chuyên gia hình dung được không gian xảy ra động đất, từ đó định hướng di chuyển của động đất... Nói tóm lại là có số liệu cụ thể để kết quả chính xác hơn.
“Nguyên nhân là IGP đang thiếu thiết bị quan trắc tại chỗ”- TS Phương trần tình. Theo ông, EVN báo cáo có 4 máy đo gia tốc đặt tại thủy điện Sông Tranh 2, nhưng khảo sát của IGP cho thấy chỉ có 2 máy hoạt động. Kết quả của các máy này cũng chỉ đo được gia tốc rung động mặt đất chứ không phải là đo được động đất. IGP đã kiến nghị Nhà nước cho đặt 5 máy đo động đất ở khu vực Trà My, Quảng Nam để có số liệu chính xác. Nhưng chính sự chậm trễ đầu tư này đã khiến IGP dự báo theo kiểu... đoán mò.
Đến thời điểm này, cả Bộ Công thương, EVN đều khẳng định là đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn. Trong khi đó, động đất ở khu vực Bắc Trà My vẫn tiếp tục diễn ra. Mặt khác, đoàn chuyên gia là các cán bộ của IGP đến Trà My lần 2 khảo sát, nghiên cứu thực tế cũng chỉ bằng... tay không. Vì vậy, những kết luận của họ khiến chính quyền sở tại không hoàn toàn tin tưởng.
Những câu trả lời cũ
Hôm nay (12.9) IGP sẽ có buổi làm việc, công bố kết quả nghiên cứu, khảo sát cũng như phát đi những khuyến cáo liên quan đến động đất ở Trà My. Tuy nhiên, theo TS Phương, kết quả cũng là những câu trả lời cũ. Nghĩa là, có 2 nguyên nhân dẫn đến động đất: Trong đó các trận động đất năm 2011 là động đất kích thích do quá trình tích nước thủy điện Sông Tranh 2. Những trận động đất mới xảy ra 9.2012 là do kết hợp động đất kích thích và đứt gãy phía nam của đới kiến tạo Hưng Nhượng - Tà Vi, Trà Bồng (đã có nghiên cứu, cảnh báo trước đây). Còn việc có tiếp tục xảy ra động đất nữa hay không, cường độ tăng hay giảm?... điều đó còn phụ thuộc phần lớn vào kết quả nghiên cứu sâu hơn, cần thiết bị tại chỗ chứ chưa thể nói ngay.
Trả lời PV Lao Động ngày 11.9, PGS-TS Nguyễn Hồng Phương - Phó GĐ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần VN - thừa nhận, hiện trung tâm chỉ có 25 trạm đo địa chấn, ghi nhận động đất đặt rải rác toàn quốc, vì vậy chỉ ghi nhận được những trận động đất lớn.
Mặt khác nhiệm vụ được giao cũng chỉ ghi nhận, thông báo toàn quốc đối với những trận động đất trên 3,5 độ ríchte. Vì thế, kết quả ghi nhận từ trung tâm này cộng với kết quả các máy đo gia tốc của EVN (đặt tại thủy điện Sông Tranh 2) chỉ có 12 trận động đất.
Thực tế, kể từ đầu năm 2011 đến nay, khu vực này đã xảy ra trên 60 trận động đất. Trong đó có 2 trận lớn xấp xỉ 3,4 độ ríchte vào năm 2011 và 2 trận lớn xấp xỉ 4,2 độ ríchte vào tháng 9.2012. Theo TS Phương, các trận động đất dù nhỏ, nhưng đó là những số liệu quan trọng, giúp các chuyên gia hình dung được không gian xảy ra động đất, từ đó định hướng di chuyển của động đất... Nói tóm lại là có số liệu cụ thể để kết quả chính xác hơn.
“Nguyên nhân là IGP đang thiếu thiết bị quan trắc tại chỗ”- TS Phương trần tình. Theo ông, EVN báo cáo có 4 máy đo gia tốc đặt tại thủy điện Sông Tranh 2, nhưng khảo sát của IGP cho thấy chỉ có 2 máy hoạt động. Kết quả của các máy này cũng chỉ đo được gia tốc rung động mặt đất chứ không phải là đo được động đất. IGP đã kiến nghị Nhà nước cho đặt 5 máy đo động đất ở khu vực Trà My, Quảng Nam để có số liệu chính xác. Nhưng chính sự chậm trễ đầu tư này đã khiến IGP dự báo theo kiểu... đoán mò.
Đến thời điểm này, cả Bộ Công thương, EVN đều khẳng định là đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn. Trong khi đó, động đất ở khu vực Bắc Trà My vẫn tiếp tục diễn ra. Mặt khác, đoàn chuyên gia là các cán bộ của IGP đến Trà My lần 2 khảo sát, nghiên cứu thực tế cũng chỉ bằng... tay không. Vì vậy, những kết luận của họ khiến chính quyền sở tại không hoàn toàn tin tưởng.
Những câu trả lời cũ
Hôm nay (12.9) IGP sẽ có buổi làm việc, công bố kết quả nghiên cứu, khảo sát cũng như phát đi những khuyến cáo liên quan đến động đất ở Trà My. Tuy nhiên, theo TS Phương, kết quả cũng là những câu trả lời cũ. Nghĩa là, có 2 nguyên nhân dẫn đến động đất: Trong đó các trận động đất năm 2011 là động đất kích thích do quá trình tích nước thủy điện Sông Tranh 2. Những trận động đất mới xảy ra 9.2012 là do kết hợp động đất kích thích và đứt gãy phía nam của đới kiến tạo Hưng Nhượng - Tà Vi, Trà Bồng (đã có nghiên cứu, cảnh báo trước đây). Còn việc có tiếp tục xảy ra động đất nữa hay không, cường độ tăng hay giảm?... điều đó còn phụ thuộc phần lớn vào kết quả nghiên cứu sâu hơn, cần thiết bị tại chỗ chứ chưa thể nói ngay.
IGP đã kiến nghị Nhà nước
cho đặt 5 máy đo động đất ở khu vực Trà My (Quảng Nam) để có số liệu
chính xác. Nhưng chính sự chậm trễ, trì hoãn đầu tư này đã khiến IGP dự
báo theo kiểu... đoán mò.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét