Dear TSM,
Hôm trước anh có nói với muội một câu nói giải thích với muội về chữ Đạo Đức.
nguyên văn anh nói là: «chữ đạo đức này không mang cái nghĩa Ethics mà là Cách Hành Xử - Motality».
Ngay lúc ấy anh không nhớ kịp để nói rõ hơn cho muội. Sau bữa Chat ấy, anh lục lại sách cũ thời Quốc Gia, sách Đạo Đức Học của Trần Văn Hiến Minh, thuộc loại sách Giáo khoa Triết lớp 12ABCD, trong đó có định nghĩa rõ vụ này.
Sau đây là trích 2 trang 9 và 10 sách Đạo Đức Học của Trần Văn Hiến Minh.
Có lẽ muội thấy thú vị phải không, nếu chưa có ai nói muội nghe về vụ này (2 chữ Morality và Ethics)?
Trên đây là sách Giáo khoa miền Nam Quốc gia từ hơn nửa thế kỷ qua. Lúc ấy các vị Giáo sư soạn sách phần lớn thạo Pháp văn và tài liệu tham khảo cũng toàn là sách Triết Pháp văn không àh!
Còn hôm nay, khi xa lộ Internet mở ra thì chúng ta có lợi thế Anh văn và nhờ đó có quyền tham khảo xem thành quả của Kỹ thuật Trí khôn Nhân tạo - AI technology - đem cho ta những món quà gì?
Thế là anh mon men hỏi anh Poe [free ChatGPT aka GPT 4-o] và được ảnh giảng giải cặn kẽ.
Đây là phần Poe GPT trả lời và dịch thuật by C major. Muội sẽ tự hỏi vì sao có 3 trang Word mà anh dịch lâu rứa? Thật vậy muội, lâu vì anh phải tham khảo nhiều sách và Tự Điển Anh Việt miền Nam chứ cái mớ Tự Điển VC không xài được cho những chủ đề cao tầng này (VC
không hề biết thế nào là Triết Học) để chọn chữ nghĩa cho các English Vocabularies mà Poe dùng để giảng Triết, chọn sao cho đúng và chánh đáng với ngôn phong Việt ngữ cũng như quen thuộc với Việt Văn trong đề tài triết học.
Enjoy muội!!!
 |
[ * ] xem chú thích ở cuối bài dịch |
[ *: để rõ vì sao anh dịch chữ 'moral dilemmas' là 'tình huống đạo đức có tính quyền biến', TSM hãy đọc đoạn văn sau đây, trích từ
mục b, Chương III: Qua Trào Thực Dân, trong sách Biên khảo
Căn Bản Triết Lý Trong Văn Hóa Việt Nam by Kim Định, Ra Khơi xb, Saigon 1967 ]
b.
Ðôn Hồ Nhân
Câu này có một ý nghĩa đặc trưng trong xã hội Việt Nam, nơi tình người được đặt trên lý sự khác hẳn xã hội Tây Âu y cứ trên lý sự. Vài mẩu chuyện điển hình sau đây rút ra từ những sách triết lý sẽ nói lên rõ rệt hai bầu khí khác nhau đến đâu.
Người ta hỏi Kant: giả sử có bạn thân vì lỗi luật phải chạy đến trú ẩn ở nhà ông. Nếu như Cảnh sát đến nhà ông hỏi thì theo ông, ông phải khai ra hay giấu đi? Và Kant đã chủ trương là phải khai ra.
C major chú thích: Immanuele Kant [ 1724 - 1804 ] Triết gia lừng danh người Đức thiên về khuynh hướng Tiên Nghiệm (Transcendental Idealism), tác phẩm tiếng tăm tiêu biểu: Phê Bình Lý Tính Thuần Túy (Critique of Pure Reason) xuất bản trong khoảng 1781/1787
Lập trường này gây xúc động lương tri một số người Âu Châu lúc đó. Vì thế triết học gia Benjamin Constant đã viết để xin Kant xác định lại bằng cách đặt ra câu hỏi gay cấn hơn rằng: giả như có đứa sát nhân đang đuổi bắt người bạn thân tình của ông thế mà bạn ông chạy kịp đến ẩn nhà ông, khi chúng tới hỏi thì ông xử sự thế nao? Kant trả lời là phải thưa có. Lý do? Vì nói dối vẫn là một tội ác, nên trong chuyện này không có quyền lựa chọn: nói thật là bổn phận tuyệt đối: "Il n'est pas libre en cela de choisir puisque la véracité est un devoir absolu". Doctrine V.251.
Xử sự như thế Ðông Phương cho là đặt lý sự trên tình người, chấp kinh mà thiếu quyền, không biết chữ "tùy thời mà biến báo": không nhất thiết phải thế này hay thế nọ. không có luật nào tuyệt đối cả, nhưng uyển chuyển như tình người. Nho giáo nói:
chấp kinh cũng phải biết tòng quyền là thế.
Diệp Công nói với Khổng Tử: "Ở ấp tôi có một người giữ pháp luật rất ngay thẳng đến nỗi cha trộm dê thì con đứng chứng tố cáo!" Khổng Tử đáp lại: "Ở xóm tôi thì khác, người chính trực che lỗi cho con, con che lỗi cho cha, chính trực ở tại đó". L.N.XIII.18.
Như vậy là đặt tình người trên pháp luật. Nhưng nếu thế thì luật pháp bị coi thường mà nước loạn mất chăng?
Ðào Ứng đã lo thế nên đặt vấn đề với Mạnh Tử (VII.35) như sau:
- Nếu như lúc ông Thuấn làm Thiên Tử mà cha ông là Cổ Tẩu phạm tội giết người thì tổng trưởng bộ tư pháp là ông Cao Dao phải xử ra sao?
Mạnh Tử đáp:
- Phải cứ pháp luật cho bắt ông Cổ Tẩu.
- Ủa! Thế ông Thuấn không làm chi cản ngăn ông Ca Dao sao!
- Cản ngăn sao được, phép truyền từ đời nọ đến đời kia là phép công mà.
Ðào Ứng hỏi thêm:
- Như thế ông Thuấn phải xử như thế nào!
Ðáp rằng:
- Vua Thuấn sẽ coi thiên hạ như đôi dép rách vậy, và lén đi cõng cha chạy trốn ra ngoài biển mà ở, trọn đời hân hoan an lạc quên hẳn việc chính trị."
Xử sự như thế ngày nay (hoặc người có khuynh hướng Pháp Gia) có thể cho là trái phép. Nhưng người xưa có hỏi trái phép nào? Ai đặt ra phép ấy? Ðặt ra để bắt tất cả làm nô lệ, kể cả những mối tình cao quí nhất như tình cha con chăng?
Ðó là một lối xử đời khi tình lý tương phản thì cố vượt lên trên bình diện ích lợi, để đi sang bình diện đạo lý, mà đạo lý đó xây trên tình người. Nhờ vậy dẫu trọng tình mà nước cứ vững, tình lý tương tham, tình nội lý ngoại. Lệnh vua thua lệ làng, lệnh vua là lý ngoại, phép làng là tình trong. Phép làng là lý đổ lên đầu người gia trưởng để cho toàn gia đình sống trong tình ruột thịt, hễ "gia đạo chính thì thiên hạ định" (quẻ gia nhân) đã có trên 20 thế kỷ chứng minh điều đó. Nếu hồn nước của Tây Phương là bánh xe lịch sử (Hegel) hay là sự thật từ trên truyền xuống (vérité absolue impérative. Kant) cần phải dẵm lên tình bạn để bảo toàn sự thật, thì với Ðông Phương sự thật phải phụng sự con người.
Người Trung Hoa có tục "nam nữ thụ thụ bất thân", ai làm trái thì cho là thất lễ. Thuần Vu Khôn viện tục đó ra hỏi Mạnh Tử: "Nếu thấy chị dâu sắp chết đuối thì có được lấy tay mà vớt lên không?" Ðáp: "Chị dâu sắp chết đuối mà không vớt lên thì đó là giống sài lang. "Nam nữ thụ thụ bất thân" là lễ, còn chị dâu sắp chết đuối lấy tay mà vớt lên gọi là
quyền biến".
Lúc nào tình người cũng cao hơn lý sự, khác với Tây Phương ở chỗ đó. Tây Phương không phải thiếu tình người, chúng ta có thể đọc tràn đầy trong các thi ca, tiểu thuyết nhất là loại lãng mạn thì thiếu chi tình. Rồi nữa ngay trong giới triết học như Benjamin Constant phản đối Kant vừa nói trên kia... Tuy nhiên đó chỉ là tình tự ở cỡ
lương tri thường nghiệm chứ không phải trên đợt Triết lý hay Ðạo thuật như bên Ðông Phương, nên thiếu phương thức đôn hậu hàm dưỡng tình người. Cái khác nhau giữa Ðông Tây là ở chỗ căn bản đó.
Để đỡ tốn công trình bày trên website, anh buộc phải post lên đây 3 trang của Poe giảng bằng Images. Nếu muội muốn bản Word thì nói anh biết anh đưa cho muội Word version nhe.