Cập nhật lúc 07:12, 28/12/2012
’Người Hà Nội có nhu cầu văn hóa rất thấp’
(ĐVO) - "Người dân Hà Nội hiện nay dường như không tiêu thụ và thưởng thức các sản phẩm và hoạt động nghệ thuật đỉnh cao (phim, sân khấu, mỹ thuật, các bảo tàng…) chứng tỏ nhu cầu văn hóa rất thấp, ngược lại các hoạt động tinh thần kia không có thị trường và môi trường cũng tự suy thoái"... - Nhà Nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng nhận xét.
PV: - Hà Nội đang xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Thưa ông, việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử có phải do những hành vi ứng xử của người Hà Nội hiện nay đã trở nên méo mó, kỳ dị?
Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Tôi đã thôi đi làm, nên không biết gì về việc xây dựng các quy tắc ứng xử này, nhưng quả là ứng xử trong đời sống thường ngày ở Hà Nội rất đáng báo động.
Vì Hà Nội là một thủ đô, bản thân cũng đông dân, rất nhiều vấn đề của một thành phố lớn đang trên đường hiện đại cần có những quy định và sự đồng thuận chung của mọi thị dân và người vãng lai mới có cuộc sống ổn thỏa.
Từ một thành phố cho ba vạn dân đến ba triệu dân, mọi việc trở nên khác hẳn. Giao thông, thông tin, điện, năng lượng, môi trường, các trung tâm sinh hoạt cộng đồng… tất cả từng chi tiết đều có khả năng ảnh hưởng đến nhau và dễ dàng thành tai nạn nếu không tuân thủ các quy tắc xã hội đô thị, chí ít thì làm liên tục xuống cấp đời sống.
PV: - Ông có cho rằng người Hà Nội hiện nay đã văn minh thanh lịch được…1/2 rồi không? Bởi lẽ, người Hà Nội rất chăm lo giữ sạch sẽ trong ngôi nhà của họ, nhưng chỉ cần bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà riêng của họ là…mặc kệ: vứt rác ngay lòng đường, vỉa hè, vứt rác sang phần hè đường nhà hàng xóm, đụng chạm nhẹ cũng gây gổ đánh nhau, thấy người bị nạn cũng không cứu….cứ như câu mắng ngày xưa “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Thưa ông, chúng ta phải hiểu điều này như thế nào?
Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Một đô thị lớn cần song song xây dựng thiết chế sinh tồn một cách hà khắc (nhấn mạnh điều này, ví dụ xử phạt về vi phạm môi trường, cảnh quan, xây dựng, gây mất an ninh), mà tất cả các thành phố hiện đại đều rất phải áp dụng (ví dụ ở BangKok, Singgapore từng phạt 100 USD cho việc vứt rác bừa bãi ), mặt khác cần thiết hơn là xây dựng đời sống văn hóa đô thị.
Cả hai cái này chúng ta đều không làm ra hồn, nhất là khía cạnh thứ hai. Người dân Hà Nội hiện nay dường như không tiêu thụ và thưởng thức các sản phẩm và hoạt động nghệ thuật đỉnh cao (phim, sân khấu, mỹ thuật, các bảo tàng…) chứng tỏ nhu cầu văn hóa rất thấp, ngược lại các hoạt động tinh thần kia không có thị trường và môi trường cũng tự suy thoái. Điều này rất quan trọng để nâng đời sống tâm hồn thị dân lên ít nhất bằng mức cái đô thị mà họ đang sống.
PV: - Hà Nội đã từng có rất nhiều cuộc phát động và xây dựng TP Xanh, Sạch, Đẹp, văn minh nhưng thực tế ai cũng xả rác ra ngoài đường, nơi công cộng, viết bậy, vẽ bậy và nói bậy rất nhiều, rồi ‘cháo chửi’ lừng danh cả nước nữa. Nghĩa là chúng ta biết rõ về sự tồi tệ trong cách ứng xử và cũng đã có những biện pháp nhằm vãn hồi giá trị ứng xử cao đẹp, thanh lịch của Hà Nội xưa nhưng kết quả thì cứ như ‘bắt cóc bỏ đĩa’. Ông có tin Bộ quy tắc ứng xử này sẽ tránh được vết xe đổ trước đây?
Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Vứt rác, cướp đường, ăn cắp, lấn chiếm vỉa hè, đất đai…toàn là những thứ có lợi ngay lập tức cho cá nhân đang hối hả trong một đô thị đông đúc. Nếu điều đó diễn ra toàn cảnh thì coi như cái đô thị đó đi đời.
Bạn tự hỏi trong những công sở đẹp đẽ, sạch sẽ có diễn ra điều đó không? Chắc chắn có, nhưng ở cấp độ rất cao, nói theo cách của dân kiến trúc là chém đẹp, hay “ văn hóa phong bì “ nếu vậy thì những biện pháp ngoài mặt phố làm sao thực hiện được. Nếu một phường bảo kê cho người buôn bán vỉa hè thì cách gì giải quyết được đường thông hè thoáng.
PV: - Mấy năm trước, Hà Nội đã biểu dương em Tuấn ở Thường Tín đã có hành vi tốt dẫn một cụ già sang đường và dư luận khi đó cũng dấy lên làn sóng băn khoăn, phản ứng: Chỉ có thế mà đã khen thưởng biểu dương cấp thành phố sao được? Và từ đó đến nay, những hành vi nhỏ mà không nhỏ như thế đã không còn thấy ai nói nữa. Ông có cho rằng, sự thay đổi nào cũng phải bắt đầu từ những điều tưởng như rất nhỏ như thế không? Bộ quy tắc ứng xử lần này có bắt đầu như thế không hay cũng chỉ là hô hào phong trào lấy thành tích?
Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Đô thị hiện đại là một tổ hợp sống có quy luật khác hẳn, mà mọi công dân phải tuân theo và thỏa hiệp các nguyên tắc ứng xử chung.
Chúng ta cứ xây dựng, xây dựng nhưng chưa hề nghiên cứu cái tổ hợp đó ra sao, và người dân sống trong đó chưa trưởng thành là những công dân.
Khái niệm công dân (citizen) nguyên gốc chính là những người sống trong thành phố dân chủ, đó mới là cái cần xây dựng. Người Hy Lạp và La Mã ngày xưa bắt buộc các công dân đi xem sân khấu và đấu trường là vì thế.
- Xin cảm ơn ông!
PV: - Hà Nội đang xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Thưa ông, việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử có phải do những hành vi ứng xử của người Hà Nội hiện nay đã trở nên méo mó, kỳ dị?
Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Tôi đã thôi đi làm, nên không biết gì về việc xây dựng các quy tắc ứng xử này, nhưng quả là ứng xử trong đời sống thường ngày ở Hà Nội rất đáng báo động.
Vì Hà Nội là một thủ đô, bản thân cũng đông dân, rất nhiều vấn đề của một thành phố lớn đang trên đường hiện đại cần có những quy định và sự đồng thuận chung của mọi thị dân và người vãng lai mới có cuộc sống ổn thỏa.
Từ một thành phố cho ba vạn dân đến ba triệu dân, mọi việc trở nên khác hẳn. Giao thông, thông tin, điện, năng lượng, môi trường, các trung tâm sinh hoạt cộng đồng… tất cả từng chi tiết đều có khả năng ảnh hưởng đến nhau và dễ dàng thành tai nạn nếu không tuân thủ các quy tắc xã hội đô thị, chí ít thì làm liên tục xuống cấp đời sống.
Họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng |
Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Một đô thị lớn cần song song xây dựng thiết chế sinh tồn một cách hà khắc (nhấn mạnh điều này, ví dụ xử phạt về vi phạm môi trường, cảnh quan, xây dựng, gây mất an ninh), mà tất cả các thành phố hiện đại đều rất phải áp dụng (ví dụ ở BangKok, Singgapore từng phạt 100 USD cho việc vứt rác bừa bãi ), mặt khác cần thiết hơn là xây dựng đời sống văn hóa đô thị.
Cả hai cái này chúng ta đều không làm ra hồn, nhất là khía cạnh thứ hai. Người dân Hà Nội hiện nay dường như không tiêu thụ và thưởng thức các sản phẩm và hoạt động nghệ thuật đỉnh cao (phim, sân khấu, mỹ thuật, các bảo tàng…) chứng tỏ nhu cầu văn hóa rất thấp, ngược lại các hoạt động tinh thần kia không có thị trường và môi trường cũng tự suy thoái. Điều này rất quan trọng để nâng đời sống tâm hồn thị dân lên ít nhất bằng mức cái đô thị mà họ đang sống.
PV: - Hà Nội đã từng có rất nhiều cuộc phát động và xây dựng TP Xanh, Sạch, Đẹp, văn minh nhưng thực tế ai cũng xả rác ra ngoài đường, nơi công cộng, viết bậy, vẽ bậy và nói bậy rất nhiều, rồi ‘cháo chửi’ lừng danh cả nước nữa. Nghĩa là chúng ta biết rõ về sự tồi tệ trong cách ứng xử và cũng đã có những biện pháp nhằm vãn hồi giá trị ứng xử cao đẹp, thanh lịch của Hà Nội xưa nhưng kết quả thì cứ như ‘bắt cóc bỏ đĩa’. Ông có tin Bộ quy tắc ứng xử này sẽ tránh được vết xe đổ trước đây?
Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Vứt rác, cướp đường, ăn cắp, lấn chiếm vỉa hè, đất đai…toàn là những thứ có lợi ngay lập tức cho cá nhân đang hối hả trong một đô thị đông đúc. Nếu điều đó diễn ra toàn cảnh thì coi như cái đô thị đó đi đời.
Bạn tự hỏi trong những công sở đẹp đẽ, sạch sẽ có diễn ra điều đó không? Chắc chắn có, nhưng ở cấp độ rất cao, nói theo cách của dân kiến trúc là chém đẹp, hay “ văn hóa phong bì “ nếu vậy thì những biện pháp ngoài mặt phố làm sao thực hiện được. Nếu một phường bảo kê cho người buôn bán vỉa hè thì cách gì giải quyết được đường thông hè thoáng.
PV: - Mấy năm trước, Hà Nội đã biểu dương em Tuấn ở Thường Tín đã có hành vi tốt dẫn một cụ già sang đường và dư luận khi đó cũng dấy lên làn sóng băn khoăn, phản ứng: Chỉ có thế mà đã khen thưởng biểu dương cấp thành phố sao được? Và từ đó đến nay, những hành vi nhỏ mà không nhỏ như thế đã không còn thấy ai nói nữa. Ông có cho rằng, sự thay đổi nào cũng phải bắt đầu từ những điều tưởng như rất nhỏ như thế không? Bộ quy tắc ứng xử lần này có bắt đầu như thế không hay cũng chỉ là hô hào phong trào lấy thành tích?
Nhà Nghiên cứu Phan Cẩm Thượng: - Đô thị hiện đại là một tổ hợp sống có quy luật khác hẳn, mà mọi công dân phải tuân theo và thỏa hiệp các nguyên tắc ứng xử chung.
Chúng ta cứ xây dựng, xây dựng nhưng chưa hề nghiên cứu cái tổ hợp đó ra sao, và người dân sống trong đó chưa trưởng thành là những công dân.
Khái niệm công dân (citizen) nguyên gốc chính là những người sống trong thành phố dân chủ, đó mới là cái cần xây dựng. Người Hy Lạp và La Mã ngày xưa bắt buộc các công dân đi xem sân khấu và đấu trường là vì thế.
- Xin cảm ơn ông!
Người Hà Nội có thanh lịch trong đêm Noel? |
- Khải Nguyên (Thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét