Thứ Ba, 6 tháng 8, 2024

Vien Chinh temporary posts for Chapter 21

Dear brothers! Enjoy!

C major
Aug. 7, 2024



$pageIn phần Chính Văn cần thêm đính chính, phụ chú của Translator

(gồm 6 trang)


và PLD:
$pageOut $pageIn phần Phụ Lục gồm Phụ Lục 2 đến Phụ Lục 7

Phụ Lục 2
(ignore Phu Luc 1 please!)

Giải Kết (Giải kiết hoặc Giải kết) = mở lối thoát

để hiểu thuật ngữ này thời Quốc gia thì cần phải hiểu năm 1968 - 1969 khi Mỹ rục rịch muốn bỏ chạy, rút quân về nước, người Mỹ, Nixon hoặc Kissinger dùng chữ Vietnamization = nghĩa đen là "Lịch trình Việt Nam hóa chiến tranh"; nghĩa là họ muốn chuyển cái gánh chiến tranh Be Bờ Ngăn Làn Sóng Cộng Sản [ = The US Policy of Containment ] lại cho VNCH.
Ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng thống Mỹ Truman lập ra Policy này năm 1947, rồi Tổng thống Eisenhower nâng lên thành Thuyết (Doctrine) vào năm 1957, và cũng chính vì quan niệm Containment = Be Bờ này mà Mỹ mới làm đồng minh của miền Nam quốc gia và viện trợ cho VNCH chống cộng và thành lập một quốc gia Việt Nam Tự do Dân chủ Tam Quyền Phân Lập ở Đông Dương.
Ngay lúc đó (1968 - 1969), Tổng thống Thiệu và các cấp chính quyền (cũng như báo chí) rất ít dùng nghĩa đen "Việt Nam hóa chiến tranh" mà dịch bằng chữ Mẹ đẻ, nói thẳng ra là người Mỹ trở cờ bằng Vietnamization tức là người Việt mình tự Gánh vác Chiến tranh và lập tức đưa ra 1 chữ Mỹ: de-Americanize the war = "Giải Kết Vai trò của Mỹ" hay nói trắng ra là giải thoát cho Mỹ. Có lẽ Ô. Nguyễn Phú Đức (Phụ tá Ngoại giao-Chính trị của Tổng thống Thiệu) là người đề xướng dùng chữ ‘de-Americanization’ và tờ (báo Mỹ) Washington Post, July 29, 1968 đăng bài “G.I. Pullout Feasible in ’69, Says Thieu,” [ông Thiệu nói cứ việc triệt thoái binh đội Mỹ trong năm 1969] dùng ngay chữ đó trong câu: “Given his comments, Thieu’s strategy was clear: begin to de-Americanize the war” [Bằng vào những nhận định, phẩm bình như thế của ông, ta có thể thấy chiến lược của Tổng thống Thiệu rất rõ ràng phân minh: sửa soạn cho việc Giải Kiết Vai trò của Mỹ].


Xem toàn văn bài Phỏng Vấn này ở đây (từ phân đoạn 6 đến phân đoạn 9): https://letungchau.blogspot.com/2019/01/tong-thong-nguyen-van-thieu.html

$pageOut $pageIn Phụ Lục 3
về điểm này, tác giả J. Veith nhầm to. Tổng thống Thiệu vô cùng nóng ruột, không hề yên chỗ ở Saigon. 3 ngày sau khi quân CSBV vượt tuyến, chiều ngày 3-4-1972 ông vội vã và kín đáo bay ra thị sát vùng Trị Thiên. Một tuần sau, Tổng thống đi thị sát chiến trường Quân Khu III, mạn Bắc Bình Long và Tây Ninh cả ngày 12-4-1972 giữa khói đạn và giao tranh ác liệt; hôm sau (13-4-1972) ông tiếp tục thị sát mặt trận Quân Khu II, mạn Bắc Kontum thuộc vùng Tân Cảnh, Dakto. Ngày 19-4-1972, Tổng thống đi thị sát tình hình Vùng IV Chiến thuật. Ngày 4-5-1972 Tổng thống đi thị sát tình hình Huế. Ngày Chủ nhựt 7-5-1972 Tổng thống lại đi thị sát Huế. Ngày 30-5-1972, buổi sáng, Tổng thống thị sát mặt trận Kontum, thăng cấp cho Đại tá Lý Tòng Bá lên Chuẩn tướng nhiệm chức tại mặt trận, buổi chiều đi tiếp ra Trị Thiên thị sát tình hình và ở lại nghỉ đêm tại đây. Sáng hôm sau, Tổng thống tới thăm Bộ Tư lệnh TQLC trong Thành Nội Huế, hết lời khen ngợi anh em binh sĩ và thăng thưởng cấp hiệu và huy chương cho các chiến sĩ hữu công, vinh thăng đặc cách cho Đại tá Bùi Thế Lân lên Chuẩn tướng tại mặt trận và bổ nhiệm tướng Lân làm Tư lệnh Sư đoàn TQLC. Ngày 8-6-1972, Tổng thống đi thị sát mặt trận Phù Mỹ, Bình Định. Các nhựt báo ghi nhận chung là: Từ ngày CSBV mở cuộc Nam xâm, Tổng thống Thiệu luôn đi thị sát mặt trận và sát cánh với quân lực trên thực tế chiến trường hơn là dành thời giờ tiếp xúc với các thành phần chính khách đảng phái ở hậu phương … Xem chi tiết bằng Phụ Lục Ảnh nơi phần Phụ Lục 4
$pageOut $pageIn Phụ Lục 4
về điểm này, tác giả J. Veith nhầm to. Tổng thống Thiệu vô cùng nóng ruột, không hề yên chỗ ở Saigon. 3 ngày sau khi quân CSBV vượt tuyến, chiều ngày 3-4-1972 ông vội vã và kín đáo bay ra thị sát vùng Trị Thiên. Một tuần sau, Tổng thống đi thị sát chiến trường Quân Khu III, mạn Bắc Bình Long và Tây Ninh cả ngày 12-4-1972 giữa khói đạn và giao tranh ác liệt; hôm sau (13-4-1972) ông tiếp tục thị sát mặt trận Quân Khu II, mạn Bắc Kontum thuộc vùng Tân Cảnh, Dakto. Ngày 19-4-1972, Tổng thống đi thị sát tình hình Vùng IV Chiến thuật. Ngày 4-5-1972 Tổng thống đi thị sát tình hình Huế. Ngày Chủ nhựt 7-5-1972 Tổng thống lại đi thị sát Huế. Ngày 30-5-1972, buổi sáng, Tổng thống thị sát mặt trận Kontum, thăng cấp cho Đại tá Lý Tòng Bá lên Chuẩn tướng nhiệm chức tại mặt trận, buổi chiều đi tiếp ra Trị Thiên thị sát tình hình và ở lại nghỉ đêm tại đây. Sáng hôm sau, Tổng thống tới thăm Bộ Tư lệnh TQLC trong Thành Nội Huế, hết lời khen ngợi anh em binh sĩ và thăng thưởng cấp hiệu và huy chương cho các chiến sĩ hữu công, vinh thăng đặc cách cho Đại tá Bùi Thế Lân lên Chuẩn tướng tại mặt trận và bổ nhiệm tướng Lân làm Tư lệnh Sư đoàn TQLC. Ngày 8-6-1972, Tổng thống đi thị sát mặt trận Phù Mỹ, Bình Định. Các nhựt báo ghi nhận chung là: Từ ngày CSBV mở cuộc Nam xâm, Tổng thống Thiệu luôn đi thị sát mặt trận và sát cánh với quân lực trên thực tế chiến trường hơn là dành thời giờ tiếp xúc với các thành phần chính khách đảng phái ở hậu phương … Xem chi tiết bằng Phụ Lục Ảnh nơi phần Phụ Lục 4
#Tien Tuyen Apr. 14, 1972




Dưới đây là 4 trang trích trong Hồi Ký TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) của Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường [ khoảng 2003; in trong tập Chiến Thắng An Lộc 1972 - 600 trang, do Ban Biên Soạn gồm nhiều sĩ quan cấp tướng, tá QLVNCH - ấn hành lần thứ nhất năm 2006 và tái bản lần thứ nhì năm 2007 tại hải ngoại ].

Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường
Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh
Cựu Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 8 / Sư Ðoàn 5 Bộ Binh

bức ảnh trên đây, đầu tiên được đăng trên trang nhất nhựt báo #Tiên Tuyen Jul. 9_10, 1972, xem hình tiếp theo dưới đây với dòng chú thích ảnh:
"Ông đã tới đây với tụi mình ..."
Các chiến sĩ tử thủ An Lộc hoan hỉ đứng chụp chung hình với vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH trên xác 1 chiếc xe tăng T.54 của địch tại thị trấn lịch sử An Lộc trong dịp Tổng Thống VNCH viếng thăm An Lộc trưa ngày 7-7-1972 (Ảnh: VĂN VUI)
và đến tháng 8-1972, Đặc San "Bình Long Anh Dũng" chọn làm ảnh bìa
$pageOut $pageIn



Bản Tin nhựt báo Tiền Tuyến Jul. 9_10, 1972

Giữa thị trấn An Lộc điều tàn đổ nát, bằng một giọng đầy cảm xúc, Tổng Thống Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH long trọng tuyên dương: BÌNH-LONG ANH DŨNG LÀ TIÊU BIỂU QUỐC-GIA.

ĐÚNG NGÀY TÔNG THỐNG VNCH VÀO AN-LỘC, QUÂN TA VÀO THỊ-XÃ QUẢNG-TRỊ


«Ông đã tới đây với tụi mình…»
Các chiến sĩ tử thủ An Lộc hoan hỉ đứng chụp chung hình với vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH trên xác 1 chiếc xe tăng T.54 của địch tại thị trấn lịch sử An Lộc trong dịp Tổng Thống VNCH viếng thăm An Lộc trưa ngày 7-7-1972 (Ảnh: VĂN VUI)

4 Tổng Thống đã khóc và quỳ xuống tưởng niệm trước nghĩa địa chiến sĩ Biệt Kích Dù tại chợ An Lộc
SAIGON 7-7 (VTX). – Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu vào lúc 9g30 sáng ngày 7-7-72 đã rời Saigon đi thị sát mặt trận Bình Long. Theo tin Tham Vụ Báo Chí tại Phủ Tổng thống thì đúng 12giờ trưa, trực thăng của Tổng thống đáp ngay lòng Thị xã An Lộc, tỉnh lỵ Bình Long. Tổng thống liền di chuyển bằng xe Jeep vào Bộ Chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh. Tại đây Tổng thống đã vô cùng xúc động ôm choàng lấy tướng Lê Văn Hưng, Đại Tá Trần Văn Nhựt Tỉnh trưởng Bình Long trong tiếng reo hò, vui mừng của các anh em chiến sĩ tại đây. Tại đây, Tổng thống cũng ân cần thăm hỏi tất cả các anh em chiến sĩ. Sau đó, Tổng thống đã đặc cách vinh thăng ngoài mặt trận một số Sĩ quan, Hạ sĩ quan và Binh sĩ, và trao tặng huy chương, từ ‘Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu’ đến Quân Công Bội Tinh. Tổng thống nhấn mạnh rằng những cấp bậc và huy chương mà Tổng thống trao gắn hôm nay chỉ là tượng trưng vì tất cả các chiến sĩ chiến đấu tại An Lộc đều được thăng một cấp.

Ngỏ lời cùng các anh em chiến sĩ, Tổng thống nói rằng, hôm nay ông đến thăm và ngưỡng mộ tất cả các anh em chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu trên 3 tháng nay. Tổng thống nói những chiến công của các anh em làm Tổng thống vô cùng hãnh diện và đồng thời Tổng thống vô cùng cảm phục anh em. Tổng thống nói thêm rằng, chiến thắng Bình Long không phải chỉ tiêu biểu cho quân đội ta đã đánh gục 3 Sư đoàn Bắc Việt, mà là tiêu biểu cho chiến thắng của quốc gia chúng ta đã đánh bại chủ thuyết chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng, chiến tranh nhân dân của CSBV, và đây cũng là chiến thắng của Thế giới Tự do mà VNCH là đại diện và cũng là tiền đồn vững chắc nhất.

Tổng thống nói thêm rằng chiến thắng Bình Long, An Lộc đã vang lừng khắp thế giới, và chúng ta sẽ gởi tặng các quốc gia tu do những chiến lợi phẩm của trận này.
Sau cùng Tổng thống nói, Tổng thống đến đây với tư cách vị Tổng Tư lệnh Tối cao Quân lực để chia xẻ nỗi vui với các anh em chiến sĩ và để mừng chiến thắng vẻ vang này. (xin xem nguyên văn lời ứng khẩu của Tổng thống có đăng trong số này).

Sau đó, Tổng Thống đã đi bộ thăm các khu phố trong thị xã An Lộc, Tổng Thống đã đi bộ trong hơn một tiếng đồng hồ hỏi thăm niềm nở và xúc động trong lúc tiếp xúc với dân chúng. Tổng Thống đã quan sát các ngôi nhà bị bom đạn của bọn Cộng sản xâm lược, khu Bệnh viện Thị xã An Lộc, các chiến xa của địch bị anh em chiến sĩ ta hạ ngay trong thị xã này.
Tổng Thống đã nghiêng mình trước các anh em chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước tại Nghĩa trang Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù nằm ngay trong thị xã. Trong lúc Tổng Thống đi bộ trên các đường phố An Lộc thì cộng sản đã bắn vào 7 trái hỏa tiễn mà trái gần nhất đã nổ chỉ cách chỗ Tổng Thống đứng không đầy 200 thước.

Sau khi thắm viếng các khu phố, chiến sĩ và đồng bào An Lộc, Tổng thống đã vô hầm Chỉ Huy. Tại đây, Tổng thống đã gởi những lời tâm huyết cho đồng bào hậu phương và tất cả anh em chiến sĩ. Tổng thống nói, chiến thắng Bình Long khởi đầu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chủ thuyết cái gọi là chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng hoặc chiến tranh cách mạng của CSBV. Chiến thắng Bình Long đã nói lên tinh thần dũng cảm và quyết tâm chiến đấu của chiến sĩ miền Nam để bảo vệ tổ quốc mến yêu của chúng ta. Tổng thống nói thêm rằng, trong lúc chiến sĩ hăng say diệt thù, trong lúc có nhiều anh em hy sinh để bảo vệ quê hương, thì tại hậu phương lại có một số người vì quyền lợi cá nhân, vì làm tay sai cho thực dân, đã không ngần ngại chủ xướng và cổ xúy cho những giải pháp hòa bình ngụy hòa của cái gọi là chánh phủ hòa hợp quốc gia với ba thành phần. Những người này đã phủ nhận công lao to tát của các anh em chiến sĩ và họ đã đặt quyền lợi ích kỷ của họ trên cả sự tồn vong của đất nước. Những người đó đã thật sự đâm sau lưng các anh em chiến sĩ và phản bội đất nước. Tổng thống khẳng định không bao giờ Tổng thống để cho những người đó đâm sau lưng các anh em chiến sĩ, và Tổng thống không bao giờ đầu hàng cộng sản.
Sau cùng, Tổng thống nhấn mạnh rằng, Tổng thống vẫn giữ lập trường 4 Không, và Tổng thống quyết tâm đưa dất nước đến chiến thắng cuối cùng và vãn hồi một nền hòa bình trong tự do no ấm cho tất cả nhân dân miền Nam.

Tổng thống đã lưu lại thị xã An Lộc trong suốt hai tiếng đồng hồ và trở về Saigon lúc 15g 30.

Cùng đi với Tổng thống trong cuộc thị sát mặt trận Bình Long hôm nay có Đại tướng Cao văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân lực VNCH, Trung Trung Nguyễn văn Minh Tư lệnh Quân đoàn II và Quân Khu 3, Tướng hồi hưu Vanuxem hiện đang viếng thăm VNCH, Tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá Đặc Biệt tại Phủ Tổng thống và ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư Tổng thống.




120 phút của Tổng thống tại An Lộc.
Đi bất thần nên không kịp báo trước cho Bà xã biết.
■ Anh em chiến sĩ An Lộc công kênh Tổng thống và Đại Tướng Viên.


AN LOC (HT) 8-7.- Trực thăng của TT Thiệu đã đáp xuống bãi đáp số 15B tại An Lộc lúc 12 giờ và sau đó TT Thiệu đã dùng xe Jeep vào Bộ Chỉ huy của Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Đại Tá Tỉnh trưởng Bình Long Trên Văn Nhựt và đã ôm hôn hai vị Si quan cao cấp này.

Trong lúc đi thăm dân chúng, có những cụ già đã ôm lấy TT Thiệu vì xúc động và đã xin TT cho họ được khỏi thị trấn này sau 92 ngày tử thủ với các binh sĩ. Khi đến nghiêng mình 1 trước Nghĩa trang của Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù. Tổng thống Thiệu đã cảm động đến rơi lệ và quỳ xuống cúi đầu trước những nấm mộ các binh sĩ Biệt Kích gan dạ đã nhảy vào An Lộc để giải vây cho Bộ Chỉ Huy của Tướng Lê Văn Hưng khi một đơn vị CSBV sắp tiến sát vào bản doanh của Tướng Hưng.

Tại Đại lộ Hoàng Hôn, nơi những chiến xa CSBV bị hạ nhiều nhất, Tổng thống Thiệu đã kêu gọi các binh sĩ leo lên một chiến xa T.54 để chụp một “pose” ký niệm ngày ông đến thăm An Lộc sau 92 ngày bị CS vây hãm và pháo kích dữ dội: Có tới 20 binh sĩ đã nhanh nhẹn nhảy lên xe tăng này để chụp chung 1 tấm hình với TT Thiệu.

Công kênh Tổng Thống và Đại tướng
Tại Bộ Chỉ huy SĐ5BB, TT Thiệu đã chụp chung 1 tấm hình với tướng Hưng, Đại tá Nhựt, Đại tướng Viên và sau đó TT Thiệu đến chụp chung 1 tấm hình với các binh sĩ tử thủ An Lộc hơn 2 tháng nay. Có một vài anh binh sĩ cởi trần mình đầy bụi bám cũng nhảy vào đứng với TT Thiệu để các phóng viên hô “1, 2, 3 rưỡi lên chụp”. Sau khi chụp xong hình với vị nguyên thủ, anh em binh sĩ khoái trá công kênh TT Thiệu lên vai hoan hô vang trời. TT Thiệu đã xúc động đến rơi nước mắt khi những chàng lính tử thủ An Lộc công kênh ông lên vai.

Sau đó các binh sĩ cũng công kênh Đại tướng Viên lên hoan hô. Đại tướng Viên thường ngày thật nghiêm trang nhưng lúc này cũng phải xúc động và tươi cười khi ngồi lên vai các chiến sĩ «râu ria lởm chởm không giống ai» sau 92 ngày tử thủ An Lộc.

Tổng thống báo tin cho “bà xã”
Trong khi có mặt tại Bình Long. TT Thiệu đã đứng gọi điện thoại siêu tần, gọi về cho Phu nhân báo tin là ông đang có mặt tại An Lộc, vì theo TT Thiệu thì khi ông đi An Lộc, ông chưa cho bà Thiệu hay. Qua máy điện thoại, các Phóng viên nghe TT Thiệu nói trong máy: «A má nó hả, tôi đang ở An Lộc nè, Ờ, có Đại Tướng Viên, ông Minh, ông Quang nè. Được Bảo Quốc Huân Chương hết rồi, ờ thôi, thôi được rồi …»

Mỗi chiến sĩ tử thủ được thăng 1 cấp
Trong dịp tới An Lộc, TT Thiệu đã ân thưởng Bảo Quốc Huân Chương cho Chuẩn Tướng Hưng, Đại Tá Nhựt, Đại Tá Mạch Văn Trường (Tư lệnh phó Sư đoàn 5) và đặc cách vinh thang Đại tá thực thụ cho Đại tá Nhựt và Đại tá Trường. Số sĩ quan cấp tá cũng được vinh thăng một cấp cùng những binh sĩ khác tử thủ An Lộc cũng được thăng 1 cấp.

Lúc 14g30 khi TT Thiệu đi thăm binh sĩ trong thị xã thì trời đổ mưa nhưng Ông vẫn đứng nói chuyện với anh em binh sĩ và chụp hình, rồi tiếp tục trò chuyện thân mật với các chiến sĩ và dân chúng (HT)
$pageOut $pageIn Phụ Lục 5
$pageOut $pageIn Phụ Lục 6 và Phụ Lục 7



See you again!

$pageOut$pageIn

Dậy Đường Tử Khí


by Phan Nhật Nam
(10 trang viết về Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị 1972) - trích trong Bút Ký Chiến Tranh Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, Sáng Tạo xuất bản lần thứ nhất, Saigon, 1972 | Tú Quỳnh tái bản USA 2005


[ book is available for downloading ]



UPDATE Aug. 6, 2024:

Bút Ký Chiến Tranh Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam
Sáng Tạo xuất bản lần thứ nhất, Saigon, 1972
Tú Quỳnh tái bản USA 2005
Bìa (trước và sau) của lần tái bản năm 2015 do NXB SỐNG, USA
Ruột của lần tái bản năm 2005 do NXB Tú Quỳnh USA
reformatted by Le Tung Chau 2024

LTC: Đây là bản sau chót năm 2003 do chính tác giả hiệu đính lại ở hải ngoại (sau mười mấy năm tù Cộng sản từ 1976 - 1989, ra tù tạm cư tại Lái Thiêu, Bình Dương từ 1990 - 1993 và đi Mỹ năm 1994 trong một chuyến bay bảo lãnh đặc biệt - chỉ có 4 người - của chính phủ Mỹ), do đó được xem là bản chính thức và hoàn chỉnh so với bản retyping đã đăng ở đây từ 15 năm trước.




$pageOut$pageIn Đọc Thêm 1

Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu


by Đặng Kim Thu - 2022

[ trích tiểu mục 24, trang 373 sách Hồi Ký Tùy Viên Của Đại Tướng của ông Đặng Kim Thu, xuất bản lần thứ nhất tháng 12-2022 tại Hoa Kỳ. ]

Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu


by Đặng Kim Thu

Sau khi Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản Bắc Việt chiếm đóng, nhiều người đã đem vai trò của Cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra phê phán.
Vài ý kiến cho ra rằng Tổng Thống Thiệu quá tin vào Hoa Kỳ, cũng như hoàn toàn dựa vào người Mỹ nên miền Nam mới bị rơi vào tay Cộng Sản. Một số ý kiến khác của những người từng đối lập với Tổng Thống Thiệu thì cho rằng ông Thiệu độc tài, nắm giữ hết quyền hành từ dân sự đến quân sự, tập trung quyền lực tự điều binh khiển tướng, nên đã gây ra một số bất mãn trong dân chúng, đặc biệt từ những tướng lãnh vào những năm sau cùng của miền Nam.
Những ý kiến phê phán trên có lý do đáng được luận bàn, nếu chúng ta muốn tìm hiểu thêm về bản tính, cũng như bản lãnh của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, người đã trải qua rất nhiều chông gai trong sự nghiệp chính trị của mình. Ngoài ra, những ý kiến đóng góp thêm này cũng để trả lại một phần công bằng cho cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, dù đã muộn màng.

Dựa vào một số tài liệu của Hoa Kỳ viết về ông Thiệu trước đây, đã được lần lượt giải mật tuần tự theo thời gian, bài viết dưới đây ghi lại một số sự kiện về liên hệ giữa ông Thiệu và người Mỹ và đường lối lãnh đạo quốc gia của ông Thiệu.
Câu hỏi được đặt ra là ông Thiệu có quá tin vào người Mỹ hay không?
Căn cứ vào các hồ sơ giải mật, ông Thiệu chẳng những không tin vào người Mỹ, mà lúc nào cũng nghi ngờ và lo ngại về đường lối chính trị của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa, cũng như đối với chính cá nhân ông.
Từ khi nắm vai trò lãnh đạo, khi tiếp xúc với người Mỹ, ông Thiệu có thái độ e dè, nếu không nói là luôn dấu kín suy nghĩ của mình đối với người Mỹ. Trong một báo cáo tóm lược về cá tính của ông Thiệu do Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng (Defense Intelligence Agency) viết vào tháng 7 – 1968, cơ quan này nhận xét ông Thiệu là người chống Cộng quyết liệt, nhưng đồng thời cũng không thích Hoa Kỳ. Cơ quan DIA cũng cho biết thái độ không ưa Mỹ của ông Thiệu đã được ghi nhận từ tháng Hai năm 1964, mà chính ông Thiệu cũng bộc lộ thái độ này.
Tuy nhiên, báo cáo tháng 7 – 1968, khi ông Thiệu đã làm Tổng Thống, viết: “Ông Thiệu đang chú trọng đến việc phối hợp chính sách của Việt Nam phù hợp với đường lối của Hoa Kỳ tại Việt Nam, để Mỹ tiếp tục bỗ trợ nước này.”

So với những báo cáo trước đây, báo cáo tháng 7-1968 đã nói tốt về ông Thiệu, nhưng chỉ đề cập tổng quát.

Qua tất cả những tài liệu phân tích về tâm lý về ông Thiệu thì người viết có thể nói Hoa Kỳ không hiểu nhiều về ông. Phần lớn nhận xét của họ, hoặc chỉ dựa vào các báo cáo của các cộng sự viên hoặc bạn đồng ngũ của ông Thiệu. Sau cùng, bản báo cáo đã kết luận rằng họ không đoán được hành động và suy nghĩ của ông Thiệu rõ ràng, hoặc gây được ảnh hưởng đến ông, như họ đã từng làm với một số viên chức khác, thuộc chính quyền miền Nam.

Trong một vài lần tiếp xúc với các viên chức Hoa Kỳ, ông Thiệu đã bỏ đi cá tính thông thường của mình và đặt nhiều câu hỏi khiến người đối diện lúng túng. Qua những lần như vậy, giới hữu trách Mỹ nhận thấy ông Thiệu biết nhiều chuyện mà họ đã làm, nhưng giả vờ làm như không rõ.

Chúng ta thấy ông Thiệu không hoàn toàn tin vào người Mỹ trong suốt sự nghiệp chính trị của mình. Ông chỉ dựa vào người Mỹ để đạt những mục tiêu mà ông muốn. Một trong những mục tiêu hàng đầu của ông là làm sao để Việt Nam Cộng Hòa tồn tại. Vì thế, người duy nhất mà ông Thiệu “phải” tin là Tổng Thống Nixon.

Từ tháng 7-1967, những báo cáo của DIA, CIA, và của Đại Sứ Bunker gửi về Washington cho thấy tin tức tình báo Mỹ có thể biết nhiều về ông Kỳ, hay những viên chức cao cấp khác của VNCH. Tuy nhiên, họ không biết gì nhiều về ông Thiệu, hay ý định của ông Thiệu trong tương lai gần và xa.

Dưới mắt người Mỹ, ông Thiệu là người dè dặt, cẩn thận, và kín đáo. Trái lại, dưới mắt người Mỹ khác, ông Thiệu có tính bài ngoại (xenophobia). Ngờ vực về người Mỹ đã làm cho ông lo lắng một cách quá đáng.

Nghi ngờ của ông Thiệu về đường lối và chủ đích của Hoa Kỳ ở Việt Nam không phải không có lý do. Từ sau cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963 cho đến khi ông Thiệu trở thành tổng thống, ông đã chứng kiến nhiều kế hoạch bí mật mà người Mỹ đã xử dụng để khuynh đảo nội tình Việt Nam.

Những kế hoạch “kín” này của CIA, nói riêng, và đường lối ngoại giao Hoa Kỳ, nói chung, không nhất thiết phù hợp với đường lối hoạt động của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Trong cương vị Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia từ năm 1965, ông Thiệu đã chứng kiến áp lực của Hoa Kỳ khi họ quyết định “xé lẻ” đi đêm, liên lạc riêng với cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” với lý do là họ muốn “cài” người vào tổ chức của mặt trận này. Người Mỹ đã yêu cầu VNCH tha một số cán bộ quan trọng mà VNCH bắt giữ. Để đạt được mục đích, Hoa Kỳ lần lượt gây áp lực với Tướng Nguyễn Ngọc Loan - Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Tướng Kỳ, và ông Thiệu cho đến khi yêu cầu của họ được thỏa mãn.

Từ khi Tướng Khánh bị cử đi làm đại sứ tại nước ngoài [ 1965 ], phần lớn các tướng Mỹ và Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam đều nhắm vào ba Tướng Thi – Kỳ - Có, là những người có triển vọng thay thế Tướng Khánh. Người Mỹ nhắm đến ba ông này vì họ biết ba ông này rất rõ. Trong khi đó, họ không biết gì nhiều về Tướng Thiệu.

Sau khi ông Thiệu trở thành tổng thống [ Nov. 1967 ], các viên chức Mỹ dồn mọi nỗ lực, để tìm hiểu thêm về ông Thiệu. Tuy nhiên, tài liệu của CIA tự nhận là họ đã thất bại. Không còn cách nào khác để biết thêm về cá tính, đường lối suy nghĩ của ông Thiệu, CIA đã thú nhận đã sử dụng phương tiện “bất chánh”: Nghe lén và thu thập tin tức bằng phương tiện điện tử.

Đúng như vậy, trong tài liệu giải mật gần nhất, CIA đã thú nhận trên giấy trắng, mực đen rằng họ đã dùng phương tiện nghe lén để tìm hiểu, tiên đoán về ý định của ông Thiệu. Từ giữa năm 1968 trở đi, CIA cho biết họ đã thu thập tin tức về đường lối của VNCH qua một số cộng sự viên và tướng lãnh quanh ông Kỳ. Tuy nhiên, sau khi một số sĩ quan thân cận với ông Kỳ bị tử thương vì bị máy bay Mỹ bắn lầm ở Chợ Lớn, cũng như khi ông Kỳ bị gửi đi Paris vào đầu năm 1969 làm quan sát viên cho chính phủ VCNCH trong cuộc hòa đàm, CIA đã mất đi tất cả các liên lạc mà họ có, ngõ hầu có thể thu thập tin tức từ chính quyền của Tổng Thông Thiệu.

Không lấy đủ tin tức, cũng như không gây được ảnh hưởng trực tiếp đến ông Thiệu, CIA bèn quay sang gây ảnh hưởng đến hai cộng sự viên thân cận nhất của ông Thiệu. Đó là Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Trung Tướng Đặng Văn Quang.

Theo CIA, đôi khi các viên chức Hoa Kỳ không thuyết phục được ông Thiệu thì họ quay sang nhờ ông Khiêm hoặc ông Quang. Khi các ông này thuyết phục thì ông Thiệu lại nghe theo.
Tài liệu của CIA cho biết, liên lạc với Tướng Khiêm để gây ảnh hưởng đến ông Thiệu là phương pháp hiệu quả nhất.

Tổng Thống Thiệu ít nhiều biết CIA thu âm và nghe lén bên trong Dinh Độc Lập. Ông cũng biết một vài viên chức chung quanh làm liên lạc viên cho CIA, nhưng ông vẫn im lặng và làm như không hay. Thực tế, ông Thiệu đã lợi dụng những phương tiện này để chuyển đến các viên chức Mỹ “ý nghĩ thật” của ông, và đôi khi “ý nghĩ giả” để đánh lừa người Mỹ.

CIA đi đến kết luận này, vì qua nhiều trường hợp ông Thiệu đã không kiềm chế được sự tức giận, nói thẳng với các viên chức Mỹ những gì ông biết về hoạt động sau lưng của họ. Ông đã nói thẳng vời họ là:
- “Chẳng những các ông đã dung túng chứa chấp Thượng Tọa Thích Trí Quang trong Tòa Đại Sứ, mà còn cung cấp ngân khoản, tài chánh để ông ta huấn luyện thêm tín đồ đối lập với chính quyền.”

Sau hai lần bị áp lực thả tù nhân cao cấp của MTGPMN, ông Thiệu chua chát nói với người Mỹ:
- “Đất nước này (VNCH) không tiến lên được vì một đằng là sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt, đằng khác là sự xâm nhập của CIA vào tổ chức chính phủ VNCH.”

Đối với những liên lạc bí mật của Mỹ với VC (cái gọi là MTGPMN), ông Thiệu nửa đùa, nửa thật nói:
- “Không chừng Tòa Đại Sứ Mỹ đang chứa chấp VC mà tôi không biết.”

Các viên chức của CIA rất lo ngại về các phát biểu “quá đáng” của ông Thiệu, lo ngại đến độ Vụ Trưởng Vụ Viễn Đông William Nelson của CIA phải viết một báo cáo cho Giám Đốc CIA Richard Helms, khuyến cáo nhân viên CIA nên cẩn thận mỗi khi tiếp xúc với ông Thiệu. Sau này nếu có bất đồng giữa Hoa Kỳ và VNCH, ông Thiệu có thể tiết lộ tất cả các chuyện làm của CIA cho công luận biết. Năm 1968 và 1969 là hai năm mà ông Thiệu và CIA có nhiều đụng chạm. Tổng Thống Johnson rất bực tức khi biết ông Thiệu đang ngấm ngầm ủng hộ Ứng Cử Viên Nixon, qua trung gian của bà Anna Chennault. Ngoài ra, ông Thiệu cũng được Đại Sứ Bùi Diễm thông báo cho biết là Hoa Kỳ đã nghe lén hầu hết các điện thoại giữa các giới chức VNCH, trong và ngoài nước. Vào năm 1969, liên hệ bất thân thiện giữa ông Thiệu và CIA gia tặng khi chính quyền ông Thiệu truy tố Dân Biểu Trần Ngọc Châu ra tòa về tội liên lạc với Cộng Sản.

Ông Trần Ngọc Châu không xa lạ với CIA của Mỹ, khi ông làm Tỉnh Trưởng Tỉnh Kiến Hòa - Bến Tre.
Ông Châu là người phác họa kế hoạch “Hệ Thống Khiếu Nại Xã Ấp” (Hamlet Census - Grievance System), để áp dụng song song với chương trình Xây Dựng Nông Thôn.
Hệ thống này cho phép người dân vừa thông báo với chánh quyền về những cán bộ Cộng Sản thu thuế tại địa phương, đồng thời người dân cũng có thể khai báo cho chính quyền biết về những hành vi hối mại quyền thế, tham nhũng của những viên chức xã ấp của tỉnh Kiến Hòa. Nơi đây cũng là nơi đầu tiên, ông Châu cho phép CIA thành lập các toán Thám Sát Tỉnh (Provincial Reconnaissance Unit - gọi tắt là PRU) để triệt tiêu hạ tầng cơ sở của Việt Cộng.

Vào thời gian ông Châu làm dân biểu, ông ta đã được CIA liên lạc, móc nối, cấp ngân quỹ để thành lập một lực lượng chính trị của CIA sẵn sàng đối thoại với những thành phần "không Cộng Sản?”, trong MTGPMN. Việc làm của ông này bị bại lộ khi liên lạc với người anh ruột tên Trần Ngọc Hiền, cán bộ Cộng Sản.

Tổng Thống Thiệu quyết định “tháu cáy” CIA, hỏi thẳng ông Ted Shackley, Trưởng Sở CIA ở Sài Gòn:
- “Ông Châu có làm việc cho CIA không? Nếu chính phủ của tôi bắt ông Châu về tội liên lạc với Cộng Sản, thì cơ quan CIA có vấn đề gì không? Có can thiệp không?

Lẽ dĩ nhiên, không thể thú nhận hoạt động bí mật của CIA, ông Shackley trả lời:
“Tổng Thống có toàn quyền đối xử với Dân Biểu Châu.”
Thế là Trần Ngọc Châu trở thành “con dê tế thần” (scapegoat), ngoài ý muốn của CIA.



$pageOut

$pageIn Đọc Thêm 2

TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ VỀ VIỆC SƯ ĐOÀN 3 BỘ BINH LUI QUÂN TẠI QUẢNG TRỊ VÀO MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972



by Thế Huy – Paris, 2010

Phù hiệu (cũ) Sư Đoàn 3 Bộ Binh QLVNCH
Sư Đoàn 3 Bộ Binh được thành lập ngày 1-10-1971 tại Quảng Trị nên trên huy hiệu có chữ Bến Hải do cựu Tướng Vũ Văn Giai chỉ huy và đã tan hàng vào ngày 2-4-1972 sau 6 tháng thành lập. Ngày 9-6-1972, đơn vị được đưa về tái phối trí tại Quảng Nam, nhận bàn giao lại căn cứ Hòa Khánh và do cựu Tướng Nguyễn Duy Hinh làm tư lệnh, Sư đoàn 3 Bộ Binh mang huy hiệu mới.

Năm nay, tháng 7/2010 trong dịp nghỉ hè tại Mỹ, chúng tôi gặp một số sĩ quan Sư Đoàn 3BB cư ngụ tại vùng Nam California. Trong cuộc trao đổi, anh em nhắc lại kỷ niệm của những ngày binh lửa, trong đó có cuộc lui quân của các đơn vị thuộc SĐ3 trên ”Đại Lộ Kinh Hoàng” năm 1972. Sự kiện đó đã khơi lại trong tôi nỗi bẽ bàng, đắng cay về một trận đánh oan khiên tới độ phi lý mà các đơn vị trú phòng tại đây đã phải gánh chịu và đấy cũng là những băn khoăn, thắc mắc nằm sâu trong ký ức tôi từ hơn 38 năm rưỡi qua.

Tưởng cũng phải nói ngay rằng: Khi cuộc lui quân để tái phối trí này xảy ra, tôi đang làm việc tại Ban Nghiên Cứu và Kế hoạch Đặc Biệt, dưới quyền Tr/Tá Phạm Đức Lợi (1) thuộc Phân Khối Không Ảnh/ Phòng 2/ Bộ Tổng Tham Mưu. Nhiệm vụ của chúng tôi là ghi nhận tất cả mọi diễn biến, mọi đổi thay trên toàn lãnh thổ Miền Bắc và các hoạt động địch trên Đường Mòn HCM. Trung bình mỗi tuần, chúng tôi có 2 hoặc 3 nhiệm ảnh do Hoa Kỳ cung cấp. Chúng tôi khẳng định là TT Thiệu, Thủ tướng Khiêm và Đại Tướng Viên nắm rất rõ tình hình và biết chắc rằng VC sẽ tấn công qua vùng Phi quân sự. Ba vị lãnh đạo cao nhất đã được chúng tôi đệ trình những tấm Slides được phóng lớn với đầy đủ chi tiết từ cuối năm 1971 cho đến ngày xảy ra trận chiến vào cuối tháng 3/72 vì từ mùa thu 1971, VC đã ráo riết đưa hàng ngàn xe ủi đất và dân công để làm một lộ trình mới từ đường mòn HCM đi về hướng đông nam đến tận vùng Phi Quân Sự. Con đường này đã được hoàn tất vào khoảng tháng 1/72. Những tin tức tình báo kỹ thuật cũng xác sự kiện đó. VC còn thiết lập các vị trí hỏa tiễn SAM, pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 ly ngay cạnh vùng Bắc PQS. Điều đó có nghĩa là các căn cứ hỏa lực của ta tại vùng Nam Bến Hải đều nằm trong tầm pháo của VC. Mỗi chiều thứ sáu, Đại tá Phạm Ngọc Thiệp, Trưởng P2/TTM đều thuyết trình trước ba vị lãnh đạo quân sự cao nhất của VNCH về tình hình QS tại tòa nhà chính Bộ TTM, nhưng những hoạt động địch tại phía Bắc vùng PQS vẫn tiếp tục. Hơn thế nữa, khi VC làm tiếp đoạn đường này xuyên qua sông Bến Hải vào tận vùng Phi Quân Sự mà vẫn không thấy bên ta động tĩnh gì, mặc dù nhiều lần chúng tôi đã xin Không Quân HK oanh kích. Sự bỏ ngỏ và thái độ khó hiểu của các giới chức Việt / Mỹ lúc đó đã làm cho chúng tôi hết sức kinh ngạc.

I/ Mạn đàm với Chuẩn tướng Vũ văn Giai, Cựu Tư Lệnh SĐ3BB

Cuộc chuyện trò với các chiến hữu SĐ3 khiến tôi nghĩ đến việc tìm hiểu thêm để viết về những điều đã khiến tôi bận tâm và băn khoăn từ mấy chục năm qua. Bởi vậy, tôi ngỏ ý muốn gặp Tướng Giai để hiểu biết thêm về những điều mà tôi nghĩ rằng chỉ có ông mới trả lời chính xác được. Bốn ngày sau, vào trung tuần tháng 7/2010, tôi đến gặp Tướng Giai tại tư gia của ông cũng ở Nam California. Đi cùng với tôi là Tr/tá Nguyễn Tri Tấn, cựu Tr/đoàn phó Trung đoàn 2/SĐ3. Khi VC tấn công qua sông Bến Hải, ông Tấn là Tiểu đoàn trưởng TĐ3/2/SĐ3. Ông là người rất gần gũi với Tướng Giai vì đã cùng tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào trước đây.

Vì làm việc chung với Mỹ nên chúng tôi thường sử dụng các tên ngoại quốc mà người Mỹ đã đặt cho các căn cứ hỏa lực tại vùng nam vĩ tuyến 17. Do đó, chúng tôi muốn biết là khi VC tấn công, các căn cứ này do Hoa Kỳ hay VN trấn giữ thì Tướng Giai cho hay là hoàn toàn do VNCH trách nhiệm.

Về việc VC sửa soạn tấn công, Tướng Giai tiết lộ rằng ông đã được cố vấn Mỹ báo trước, nhưng trong cương vị của mình, ông không thể làm gì hơn được. Khi cuộc chiến xảy ra, các cố vấn Mỹ khuyên ông lui quân để phòng thủ ở tuyến sau, vì theo họ, lực lượng trú phòng của ta không thể đương cự được. Được hỏi về dư luận cho rằng Tướng Hoàng Xuân Lãm ra khẩu lệnh cho ông rút quân, nhưng sau đó Tướng Lãm đã phủ nhận để tránh trách nhiệm; Tướng Giai trả lời rằng điều đó không đúng. Ngược lại, ông Lãm muốn SĐ3BB giữ nguyên vị trí, dù áp lực và các trận địa pháo của địch đã phá vỡ nhiều phòng tuyến khiến các đơn vị phòng thủ hoang mang và vô cùng hoảng hốt.

Tướng Giai cũng cho chúng tôi biết thêm là ngay từ đầu, HK đã chống lại việc thành lập SĐ3 vì họ đã chuẩn bị cho việc rút quân Mỹ ra khỏi VN và không chấp nhận việc tăng quân viện cho VNCH. SĐ3/BB ra đời hoàn toàn do quyết định của Bộ TTM/QLVNCH. Do đó, Mỹ hầu như bỏ mặc cho phía VN xoay trở với những khó khăn tại vùng địa đầu giới tuyến do SĐ này đảm trách. Sự kiện trên khiến tôi liên tưởng tới cái chết của Đại Tá Lê Đức Đạt, TL/SĐ23BB vì Đại Tá Đạt không được cảm tình của John Paul Vann, người Cố vấn Mỹ ” rất đặc biệt ” tại Quân Đoàn 2 lúc đó.

Trả lời câu hỏi là trước khi VC mở cuộc tấn công và với tình hình sôi động như vậy, SĐ3 có được tăng cường đặc biệt bằng các đơn vị tổng trừ bị hay không; Tướng Giai xác nhận là các đơn vị TQLC và BĐQ thì đã được tăng phái cho SĐ3 từ khá lâu. Riêng trong những ngày trước khi cuộc đánh đẫm máu xảy ra thì không có thêm lực lượng nào khác.

Ngoài ra, Cựu TL/SĐ3 còn cho chúng tôi hay rằng: Trước đó một tháng, Tướng Lavelle, Tư Lệnh Không Quân Mỹ tại Thái Bình Dương vì ra lệnh cho KQ Mỹ bắn cháy một số xe tăng của VC nên ông ta đã bị Mỹ cách chức, lột lon và truy tố!!!

Cũng trong cuộc mạn đàm này, chúng tôi được biết thêm là song song với những biến chuyển của tình hình Quảng Trị, Mỹ và VC vẫn tiếp tục gặp gỡ nhau trên bàn Hội Nghị Paris và từ trước năm 1971, hai bên đã thỏa thuận về việc cấm mọi hoạt động của các phi cơ quân sự Việt – Mỹ tại vùng Bắc sông Bến Hải. Sự kiện này khiến chúng tôi hiểu tại sao những bản ” Đề nghị mục tiêu oanh kích ” mà chúng tôi gửi cho BTL/MACV của Mỹ ở Saigon, vào thời điểm đó, đã không được thực hiện. Đấy cũng là lý do khiến KQ/VNCH từ Đà Nẵng không được phép tấn công và phá hủy ngay từ khi VC bắt đầu mở lộ trình mới từ đường mòn HCM dẫn đến vùng Bến Hải hầu tiếp cận các căn cứ hỏa lực và các đơn vị phòng thủ của VNCH tại phía nam của vùng PQS. Rõ ràng là HK đã dọn đường và dành mọi điều kiện thuận lợi cho VC tấn công VNCH mà trước đó họ vẫn ca tụng là ” Tiền đồn chống Cộng ” của Thế Giới Tự Do. Tổng thống Thiệu, Đ.T. Viên dư biết các sự kiện đó, nhưng tại sao các ông không tìm một biện pháp nào tương xứng để phòng bị hoặc đối phó ? Phải chăng VNCH đã được lãnh đạo bởi những người không đủ đảm lược và tầm vóc ?

Tướng Giai còn cho chúng tôi hay rằng cũng vào thời điểm này, TT Thiệu tuyên bố ngụ ý rằng đây sẽ là mồ chôn của VC.

Chúng tôi hỏi là: Về tương quan lực lượng giữa ta và địch trước khi VC tấn công vào vùng hỏa tuyến, niên trưởng có nghĩ rằng việc sử dụng một sư đoàn tân lập với một quân số phức tạp như SĐ3BB để đương đầu với một lực lượng VC có một quân số nhiều lần lớn hơn và được tăng, pháo yểm trợ mạnh mẽ là một sai lầm nghiêm trọng của Bộ TTM ở Saigon hay không?

Tướng Giai không trả lời, ông mỉm cười, một nụ cười héo hon, chua xót khiến chúng tôi chạnh lòng và xúc động. Những thắc mắc của chúng tôi hầu như đã được giải tỏa. Hơn nữa, chúng tôi không muốn khơi lại vết thương lòng của một vị tướng vừa được vinh thăng tại mặt trận, nhưng chỉ ít lâu sau đó bị tước đoạt binh quyền và khi VC chiếm được miền Nam, ông lại bị Cộng sản đọa đầy thêm 13 năm nữa. Ông hiện sống âm thầm, ẩn dật và khép kín trong một chung cư dành cho người già cùng người vợ yếu đau và chính ông, sức khỏe cũng không được khả quan lắm.

Có lẽ vì định mệnh, khi BTL/SĐ3BB di chuyển về căn cứ Hòa Khánh tại phía nam đèo Hải Vân, gần Ngã Ba Huế; tôi được thuyên chuyển từ Saigon ra tăng cường cho P2/SĐ3. Ngay sau khi trình diện Ch/Tướng Hinh TL/SĐ3, tôi được gửi vô BTL Tiền phương đóng tại Hương An và đi bay với các toán trực thăng Mỹ trong các cuộc hành quân ” lấn đất giành dân ” trước khi bản Hiệp Định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973. Trong gần 3 năm, tôi đã chứng kiến điều kiện chiến đấu khó khăn của các đơn vị tiền đồn và tôi hiểu rằng Miền Nam sẽ mất vào bất cứ lúc nào.

Tiếp liệu và đạn dược bị hạn chế tối đa. Một viên đạn bắn đi là kho đạn trung ương hao đi một ít vì không được bổ sung. Nguyên tắc ” một đổi một ” được quy định trong HĐ Paris không được phía HK thực hiện. Điều đó có nghĩa là : VNCH là một con bệnh mắc chứng nan y nằm chờ chết! Chiến đấu trong hoàn cảnh đó là chiến đấu trong nỗi tuyệt vọng. Ai chịu trách nhiệm về việc này?

Tại Ngã Ba Huế, tôi chứng kiến cảnh dân quân VNCH từ Huế vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng trong những ngày 21 & 22/3/75. Đúng một tuần lễ sau, lúc 00 giờ 20 ngày 29/3/75, tôi cũng là một trong những người sau cùng rời căn cứ Hòa Khánh bằng đường bộ sau khi Tướng Hinh và một số sĩ quan cao cấp nhất có mặt tại BTL/SĐ3 lên trực thăng bay ra tàu Mỹ đậu ngoài khơi gần Đà Nẵng. Hai mươi mốt ngày sau, tôi tìm về được với gia đình và người thân ở Saigon đúng 10 ngày trước khi thủ đô của VNCH rơi vào tay Cộng sản.

II/ Phân tích và nhận định về cuộc lui quân để tái phối trí của SĐ3BB khỏi Quảng Trị năm 1972:

Chúng tôi không nhắc lại chi tiết của các trận đánh vì trong suốt mấy chục năm qua, nhiều tác giả tham dự trong biến cố này đã viết khá đầy đủ. Hơn nữa, đó cũng không phải là chủ đích của bài viết này.
Theo quan niệm của chúng tôi thì sự thành công hay thất bại, dù huy hoàng hay chua xót tới đâu, chúng ta cũng có thể phân tích và nhận định một cách khách quan để từ đấy rút ra những kinh nghiệm hữu ích cho các thế hệ tương lai, nhất là những thất bại, để con cháu chúng ta không rơi vào vết xe đau thương và bẽ bàng của ông cha chúng.
Để nhìn vấn đề một cách trung thực và chính xác hơn, chúng ta phải nhìn từ ” góc cạnh chính trị ” của cuộc chiến VN vào thời điểm đó. Tuy nhiên, trên bình diện thuần túy quân sự, qua việc thất bại ấy, chúng ta ghi nhận những khuyết điểm sau đây:

1. Thành phần:

Thành phần chủ lực của SĐ3 là Tr/đoàn 2 lấy ra từ SĐ1. Đặc biệt, Tr/đoàn này có tới 5 tiểu đoàn. Khi được chuyển qua SĐ3 thì 3 tiểu đoàn ở lại với Tr/Đ2. Đây là một đơn vị dạn dày tác chiến và nổi danh từ lâu tại vùng giới tuyến. Nhưng hai trung đoàn 56 và 57 thì mỗi Trung đoàn có một tiểu đoàn còn lại của Tr/ Đ2 trước kia và một tiểu đoàn lấy ra từ SĐ2BBB; số còn lại là các tân binh quân dịch, địa phương quân, nghĩa quân và lao công đào binh chưa có kinh nghiệm chiến trường mà đột nhiên phải đối mặt với một trận đánh bốc lửa có cả tăng, pháo và các loại vũ khí nặng của VC đánh phủ đầu thì việc thất trận không làm ai ngạc nhiên. Vả lại, chúng ta đừng quên rằng SĐ3 và các đơn vị tăng phái đã phải đối đầu với một lực lượng địch đông gấp 3 lần về quân số và chiến trường đã được VC sửa soạn kỹ từ nhiều tháng trước

2. Tinh thần và khả năng chiến đấu:

Chỉ 3 ngày sau khi VC mở trận đánh, căn cứ Holcomb của TĐ8/TQLC đã bị VC tràn ngập. Ngay sau đó, việc đầu hàng của Tr/tá Đính, Tr/đoàn trưởng Tr/đoàn 56 tại căn cứ Tân Lâm cùng 1500 binh sĩ dưới quyền đã làm chấn động tinh thần quân nhân các cấp khiến nó trở thành một phản ứng dây chuyền trong những tuần lễ tiếp theo đối với các đơn vị khác. Hiện tượng này đã được lập lại trong cuộc di tản ồ ạt vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/75 tại Miền Trung trước khi mất nước.

Tóm lại, với một tương quan lực lượng như thế và với tình hình phức tạp từ trung ương đến địa phương như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng bất cứ một tướng lãnh nào, dù tài giỏi đến mấy, cũng khó có thể thay đổi được tình thế bởi nó đã vượt ngoài tầm kiểm soát của các cấp chỉ huy. Các đơn vị tăng phái nhiều khi nhận lệnh theo hệ thống hàng dọc từ đơn vị mình chứ không hoàn toàn nằm dưới sự điều động của Tướng Giai. Với quân số như thế, cuộc hành quân này trở thành một cuộc hành quân cấp quân đoàn, vượt khỏi khả năng của Tướng Giai vừa được vinh thăng Chuẩn tướng sau cuộc hành quân Hạ Lào 1971, nhất là nó lại xảy ra đúng vào lúc mà tinh thần quân nhân các cấp đang bị hoang mang, giao động hết mức.

3. Các yếu tố chính trị liên quan đến chiến cuộc tại Miền Nam:

[ từ năm 1963 đến 1966 ] Trước tình hình hết sức xáo trộn tại Miền Nam sau ngay QĐ đảo chính lật đổ chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa, người Mỹ đến VN gọi là để giúp VNCH trong cuộc chiến đấu chống Cộng và họ hy vọng rằng chiến tranh sẽ chấm dứt trong một thời gian ngắn bởi họ tin tưởng hầu như tuyệt đối vào hiệu năng của võ khí. QĐ Mỹ đã chiến thắng hai cuộc Đại Chiến Thế Giới và đã thắng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, đè bẹp đạo quân Trung Cộng và Bắc Hàn năm 1953 nên người Mỹ nghĩ rằng sẽ dễ dàng giải quyết cuộc chiến tại VN. Những người làm sách lược và chỉ huy QĐ Hoa Kỳ không hiểu được bản chất và sách lược của cuộc chiến tranh du kích là kéo dài thời gian làm cho đối phương mất kiên nhẫn, mệt mỏi, chán nản và căng thẳng thần kinh khiến đối thủ phải bỏ cuộc. Với phương thức đánh lén, đánh trộm, họ có thể tấn công đối thủ vào những lúc bất ngờ và thuận lợi nhất nên dễ đạt được kết quả mà chỉ cần rất ít người tham chiến. Giả dụ, nếu thua họ sẽ dễ dàng trà trộn vào đám đông, quần chúng hay trốn vào rừng hoặc chạy qua biên giới các nước bên cạnh. Qua hình thái chiến tranh ấy, VC đã làm cho người Mỹ chán nản vì bị thiệt hại khá nhiều về sinh mạng cũng như về ngân sách mà kết quả đạt được không như dự tính.

Bản chất của người Mỹ là mau chán, tiết kiệm thời gian. Làm việc gì họ cũng đặt nặng vấn đề thời gian và năng suất, bởi vậy cuối nặm 1964 họ đổ quân vào VN và cuối năm 1967 họ đã nghĩ đến việc rút quân. Việc QĐ Hoa Kỳ án binh bất động khi VC tấn công QL/VNCH trong những ngày đầu của Tết Mậu Thân 1968 đã một phần chứng minh điều đó. Cá nhân chúng tôi không tin rằng các cơ quan tình báo Mỹ không biết gì về cuộc Tổng công kích này trước khi nó xảy ra. Là một nước cổ súy cho tự do và dân chủ, nhưng những người lãnh đạo Hoa Kỳ ít quan tâm đến tâm lý, lịch sử, truyền thống và văn hóa của người bản xứ. Người Mỹ cũng không muốn hiểu rằng sự có mặt của QĐ Mỹ ở VN đã tạo cơ hội cho khối Cộng sản Quốc tế mở rộng mặt trận tuyên truyền lừa gạt dư luận thế giới rằng VC đánh VNCH và Mỹ là để giải phóng Miền Nam; dù thực chất đó là cuộc xâm lăng với mộng bành trướng Khối Cộng sản Quốc tế vì cuộc chiến VN đã bắt đầu 7 năm trước khi QĐ Mỹ đến VN. Mỗi năm Cộng sản Quốc tế đã chi ra hàng trăm triệu Mỹ kim cho tham vọng bành trướng đó qua bàn tay chiến tranh của Cộng sản Hà nội và kết quả là dư luận thế giới dính bẫy tuyên truyền Cộng sản và ngả về phía CSBV. Các cuộc biểu tình chống Mỹ xảy ra tại khắp nơi trên thế giới và ngay tại nước Mỹ do các thành phần phản chiến và thiên tả Mỹ chủ trương. Điều đó mặc nhiên bất lợi cho cả Mỹ lẫn VNCH.

Nước Mỹ mỗi tháng tiếp nhận hàng trăm quan tài, hàng ngàn thương binh trở về từ một nước xa xôi, không liên hệ gì đến đời sống hàng ngày của họ trong khi chi phí quốc phòng mỗi năm một tăng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Đã thế, họ còn bị cả thế giới lên án thì việc chống chiến tranh cũng là một phản ứng dễ hiểu và tự nhiên. Hơn nữa, phe đối lập tại Thượng và Hạ viện Mỹ đả kích chính phủ để kiểm phiếu trong các mùa bầu cử cũng là một yếu tố khiến Mỹ muốn rút khỏi VN. Được sự viện trợ và thúc đẩy của Cộng sản Quốc tế, VC ngày càng mở những trận đánh quy mô hơn và tổn thất của mỗi bên ngày một lớn. Sinh mạng con người đối với Cộng sản chẳng nghĩa lý gì, nhưng sinh mạng người lính Mỹ khiến gia đình họ phải lo lắng nên họ đòi chính phủ HK phải chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá để chồng con của họ được lành lặn trở về trước khi quá trễ.

4. Mục tiêu của chính phủ HK khi tham chiến tại VN:

Là một quốc gia giàu mạnh với tất cả các cơ cấu hạ tầng vĩ đại và tối tân, do đó không bao giờ HK muốn chiến tranh xảy ra ngay trên lãnh thổ của mình vì sự thiệt hại về tài sản cũng như về nhân mạng sẽ vô cùng to lớn. Đó là lý do khiến HK tham dự vào 2 cuộc chiến ở phía bên kia bán cầu và ở Cao Ly. Sau Thế chiến thứ 2, khối Cộng sản Quốc tế lớn mạnh và chủ trương phát động cuộc chiến tranh xâm lấn khiến HK phải áp dụng sách lược bao vây để chận đứng. Với cương vị đứng đầu phe tư bản và thế giới tự do, Mỹ viện trợ cho các nước có chiến tranh bằng chính ngân sách của mình để phe thân Mỹ thắng hoặc nắm được ưu thế, chứ không nhằm biến các nước này thành thuộc địa như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã làm từ cuối thế kỷ 19. Riêng tại VN, trong cuộc chiến vừa qua, HK muốn dùng VNCH như một bức tường để ngăn chận Cộng sản Quốc tế bành trướng về phía Đông Nam Á vì theo quan điểm của Mỹ lúc ấy, họ cho rằng nếu VNCH sụp đổ thì các nước lân bang của VN sẽ dần dần rơi vào quỹ đạo của Cộng sản Quốc tế. VNCH không còn một lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, việc HK gửi quân sang VN là một điều thất sách như đã được nói đến ở trên.

5. Lý do khiến Mỹ muốn rút quân ra khỏi VN: Ngoài nguyên nhân là phản ứng bất lợi của quần chúng, chính phủ Mỹ còn nghĩ rằng nếu dùng ưu thế về võ khí để thắng trong cuộc chiến VN thì Mỹ lại phải đương đầu trực tiếp với Trung Cộng. Lúc ấy điểm nóng của chiến tranh sẽ là vùng biên giới Việt – Trung. Điều đó nhất định không phải là điều HK mong muốn. Hơn nữa, hơn ai hết, bằng những hình ảnh chụp bằng phi cơ U2 bay trên thượng tầng khí quyển và không ảnh chụp từ vệ tinh, HK biết rất rõ ràng tại biên giới giữa Liên bang Xô Viết và Trung Cộng, mỗi bên đều dàn hơn 20 sư đoàn sẵn sàng tác chiến vì sự xung đột về ý thức hệ và vì cả hai đều muốn cầm đầu khối Cộng sản Quốc tế. Đấy cũng là động lực thúc đẩy Mỹ làm thân với Trung Cộng và mượn tay Trung Cộng ngăn chận Nga mở rộng ảnh hưởng về phía nam vì vào thời điểm ấy, tiềm lực quân sự của Trung Cộng chưa thể là đối thủ và là mối bận tâm hàng đầu của Mỹ. Qua chiến lược đó, VNCH bắt buộc trở thành vật hy sinh để tế thần, cùng chung số phận với Đài Loan bị đẩy ra khỏi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức Quốc tế. Đó là kết quả của chính sách ” ngoại giao bóng bàn ” của Henry Kissenger va Richard Nixon. Tình nghĩa đồng minh với VNCH và Đài Loan chấm dứt! VNCH bị bức tử.

Hai mươi năm sau, Liên Bang Xô Viết và khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ. Trung Cộng mỗi ngày một lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự và qua những biến cố về Biển Đông từ hơn 10 năm qua, trở thành mối lo hàng đầu của Mỹ. Trong bối cảnh ấy, HK lại tìm cách để làm thân với VC để tìm một chỗ đứng tại vùng Đông Nam Á châu, hầu cân bằng thế lực tại khu vực này của thế giới.

III/ Kết luận:

Nhiều người trách Mỹ phản bội VNCH. Họ có thể đúng nếu trên lãnh vực bang giao QT buộc tất cả các nước trên thế giới hành sử theo nguyên tắc: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Tiếc rằng, điều đó sẽ không bao giờ trở thành sự thật như một quy ước bắt mọi người phải tôn trọng, nên mỗi quốc gia đều làm những gì có lợi nhất cho mình. Hơn ai hết, HK đã từ lâu theo đuổi chủ trương ấy. Tôi không nhớ tên một nhà lãnh đạo nào đó của HK đã thẳng thắn xác định ngụ ý rằng HK không có Bạn, cũng không có Thù, chỉ có quyền lợi của HK là trên hết. Cuộc chiến VN đã kết thúc một cách đau thương, đầy nước mắt và cuộc lui quân của SĐ3BB tại Vùng Hỏa Tuyến năm 1972 là bước khởi đầu cho nỗi đắng cay và đọa đầy chung của cả dân tộc.
Khi chính trị chen vào bất cứ lãnh vực nào thì mọi lý lẽ và đạo đức phải đội nón ra đi!

Xin một phút mặc niệm cho tất cả những người đã nằm xuống vì LÝ TƯỞNG TỰ DO và chúng tôi nghiêng mình trước nỗi thống khổ của những chiến hữu đã bị đọa đầy, khổ nhục sau cuộc chiến đấu ” oan khiên nhưng hào hùng và gian khổ ” để bảo vệ Đất Nước.

THẾ HUY, Paris

Viết xong tại California ngày 19/7/2010

Ghi chú: (1) Trung tá Phạm Đức Lợi tức nhà thơ Mạc Ly Châu trong Hội Văn Nghệ QĐ đã tự sát tại nhà riêng ngày 30/4/75 khi VNCH rơi vào tay CỘNG SẢN.

$pageOut các Phần tiếp theo ==>
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét